1
Bạn cần hỗ trợ?

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả năm 2023

Nhằm hạn chế tối đa rủi ro tác phẩm bị sao chép hay ăn cắp thì việc tác giả, chủ sở hữu đăng ký bản quyền tác giả là việc rất cần thiết để bảo đảm quyền lợi và được pháp luật bảo vệ. Bài viết này, Luật TGS sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục đăng ký quyền tác giả năm 2023 như thế nào và thực hiện ra sao.

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả năm 2023

Điều kiện để được bảo hộ quyền tác giả

– Tác phẩm phải được sáng tạo trực tiếp bởi tác giả bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ các tác phẩm khác dưới bất kì hình thức nào;

– Tác phẩm phải được thể hiện dưới hình thức vật chất nhaats định như: tác phẩm văn học thể hiện dưới dạng viết, tác điện ảnh được thể hiện qua nhưng thước phim, tác phẩm nhiếp ảnh thể hiện qua những tấm ảnh,…

Loại hình tác phẩm nào được đăng ký bản quyền tác giả ?

Theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ thì các loại hình tác phẩm được đăng ký bảo hộ quyền tác giả gồm:

– Tác phẩm âm nhạc, sân khấu, điện ảnh;

– Tác phẩm nhiếp ảnh, kiến trúc;

– Tác phẩm báo trí, văn học, nghệ thuật dân gian;

– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

– Tác phẩm phái sinh;

– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc và công trình khoa học;

– Nội dung bài giảng, bài phát biểu hoặc bài nói khác;

– Tác phẩm phái sinh nếu không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm được dùng làm tác phẩm phái sinh;

– Chương trình máy tính và sưu tập dữ liệu. Đăng ký bản quyền tác giả

Thủ tục đăng ký quyền tác giả

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả mới nhất năm 2023 được thực hiện theo quy trình các bước sau:

Bước 1: Xác định loại hình tác phẩm cần bảo hộ quyền tác giả

Trước khi đăng ký bảo hộ cho tác phẩm thì tác giả, chủ sở hữu cần xác định tác phẩm của mình thuộc loại hình tác phẩm nào để chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đăng ký theo loại hình đó.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Khi đã xác định loại hình tác phẩm sẽ đăng ký bảo hộ thì tác giả, chủ sở hữu tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký gồm các tài liệu:

Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu số 01 Thông tư 08/2016/TT-BVHTTDL

*Lưu ý: Tờ khai được làm bằng Tiếng Việt. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên, ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

– 02 bản sao tác phẩm sử dụng đăng ký, cụ thể:

+ Tác phẩm âm nhạc: phần nhạc và lợi in 02 bản hoặc bản ghi âm nếu đã ghi âm;

+ Tác phẩm viết: đánh máy và in 02 quyền bằng giấy A4 (đánh số trang và chữ ký của tác giả vào từng trang hoặc giáp lai của công ty nếu tác phẩm thuộc quyền sở hữu của công ty);

+ Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: đánh máy và in 02 bản bằng giấy A4 có chữ ký hoặc dấu của tác giả, chủ sở hữu;

+ Tác phẩm kiến trúc: 2 bản vẽ in trên giấy A3;

+ Chương trình máy tính: mã nguồn.

+ giao diện của phần mềm in 02 bản trên giấy A4 và 02 đĩa CD chứa nội dung mã nguồn và giao diện.

Lưu ý: Những tác phẩm có đặc thù như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc hay những tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh thì bản sao có thể được thay thế bằng ảnh chụp.

– Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền nếu người nộp hồ sơ được ủy quyền thực hiện;

– Giấy tờ chứng minh quyền nộp hồ sơ nếu người nộp được thừa kế, chuyển giao hay kế thừa;

– Văn bản đồng ý của các tác giả nếu tác phẩm có nhiều tác giả;

– Nếu tác phẩm đăng ký quyền tác giả thuộc sở hữu chung thì cần có văn bản đồng ý của các chủ sở hữu.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký

Hồ sơ chuẩn bị 01 bộ gồm các tài liệu nêu trên sau đó nộp trực tiếp hoặc có thể gửi qua bưu điện đến trụ sở chính Cục Bản quyền tac giả tại Hà Nội hoặc 02 Văn phòng đại diện của Cục ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

*Lưu ý: Để tránh những phát sinh không cần thiết thì chủ đơn nên nộp trực tiếp nếu có thể thay vì gửi qua bưu điện tới Cục Bản quyền tác giả.

»Trụ sở chính tại thành phố Hà Nội:

– Địa chỉ: Số 33, Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

– Số điện thoại: 024.38 234 304

»Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh:

– Địa chỉ: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

– Số điện thoại: 028.39 308 086

»Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng:

– Địa chỉ: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.

– Số điện thoại: 023.63 606 967

Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký quyền tác giả sau nộp

Khi nhận được hồ sơ đăng ký, Cục BQTG sẽ cử chuyên viên thẩm định. Trong quá trình thẩm định nếu có sai sót hoặc thiếu giấy tờ Cục sẽ thông báo cho người nộp đơn để sửa đổi, bổ sung cho hợp lệ.

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và người nộp đơn nộp đầy đủ phí đăng ký đúng hạn, Cục sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ. Nếu từ chối cấp thì Cục sẽ phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

Đăng ký bản quyền tác giả năm 2023 hết bao nhiêu tiền ?

Thông tư số 211/2016/TT-BTC quy định chi tiết về mức phí, lệ phí của từng loại hình tác phẩm mà tác giả, chủ sở hữu phải nộp cho cơ quan đăng ký để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cụ thể như sau:

– Mức phí đăng ký đối với loại hình tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác dưới dạng viết: 100.000 đồng;

– Phí đăng ký đối với tác phẩm báo trí: 100.000 đồng;

– Tác phẩm âm nhạc: 100.000 đồng;

– Tác phẩm nhiếp ảnh: 100.000 đồng;

– Đối với bài giảng, bài phát biểu và nói khác: 100.000 đồng;

– Mức phí áp dụng đối với loại hình tác phẩm kiến trúc: 300.000 đồng;

– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan địa hình, công trình khoa học: 300.000 đồng;

– Mức phí đối với các loại hình tác phẩm tạo hình: 400.000 đồng;

– Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: 400.000 đồng;

– Mức phí đăng ký bản quyền tác giả áp dụng với loại hình tác phẩm điện ảnh, sân khấu được định hình trên băng đĩa: 500.000 đồng;

– Mức phí đăng ký áp dụng đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính: 600.000 đồng.

Lệ phí xin cấp giấy chứng nhận bản quyền

Dịch vụ đăng ký quyền tác giả uy tín, giá cạnh tranh

Luật TGS được rất nhiều các cá nhân, tổ chức tin tưởng và ủy quyền thực hiện đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm của mình. Nếu bạn đang chưa biết đăng ký bản quyền cho tác phẩm của mình như thế nào thì liên hệ ngay cho Luật TGS để được các luật sư hỗ trợ.

Khi khách hàng ủy quyền cho chúng tôi thực hiện thì việc của quý khách là chờ chúng tôi thông báo tới nhận Giấy chứng nhận, mọi việc còn lại Luật TGS sẽ làm, như:

– Tư vấn, hướng dẫn quý khách cung cấp các giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký;

– Tư vấn phân loại hình đăng ký;

– Soạn thảo hồ sơ đăng ký và cung cấp các biểu mẫu mới nhất, phù hợp cho khách hàng;

– Đại diện khách hàng nộp hồ sơ đăng ký tới cơ quan có thẩm quyền để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và nộp các khoản phí, lệ phí đăng ký;

– Theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ và xử lý các vấn đề phát sinh nếu có sai sót hay thiếu giấy tờ,… – Thay mặt tiếp nhận Giấy chứng nhận và gửi tới quý khách hàng;

– Tư vấn, hỗ trợ để xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả nếu có.

Luật TGS có đội ngũ Luật sư và chuyên viên có chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm thực hiện dịch vụ pháp lý về sở hữu trí tuệ nên có sự am hiểu sâu sắc vấn đề liên quan đến bản quyền tác giả, quyền liên quan cam kết đăng ký thành công với chất lượng tốt nhất và mức phí dịch vụ cạnh tranh nhất thị trường. Qúy khách hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ của Luật TGS.

Mọi thông tin về dịch vụ hoặc yêu cầu tư vấn đăng ký bản quyền tác giả, quý khách vụ lòng liên hệ cho chúng tôi:

– Hotline: 024.6682.8986

– Tổng đài: 1900.8698

– Email: contact.tgslaw@gmail.com

Ngoài ra, Luật TGS còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: tư vấn doanh nghiệp, xin các giấy phép, tư vấn sở hữu trí tuệ, tư vấn đầu tư,… theo yêu cầu của khách hàng chi phí cạnh tranh nhất.

Chuyên mục HỎI – ĐÁP về đăng ký bản quyền tác giả

Câu hỏi: Tờ khai đơn đăng ký quyền tác giả như thế nào ?

Trả lời: Qúy khách sử dụng từ khai theo mẫu số 01 Ban hành theo Thông tư số 08 /2016/TT-BVHTTDL. Khách hàng truy cập trực tiếp vào website chính thức của Cục Bản quyền tác giả để tại về hoặc liên hệ với Luật TGS để được cung cấp miễn phí và hướng dẫn điền.

Câu hỏi: Có cần tra cứu quyền tác giả của tác phẩm trước khi đăng ký ?

Trả lời: Pháp luật không quy định bắt buộc phải tra cứu trước khi đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm, tuy nhiện Luật TGS khuyến khích nên thực hiện việc này, bởi nó sẽ giúp chúng ta xác định được tên tác phẩm của mình đặt đã có ai đăng ký hay chưa.

Câu hỏi: Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu ?

Trả lời: Tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất 2019 có quy định chi tiết về thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm. Khách hàng vui lòng tham khảo trong Luật Sở hữu trí tuệ.

    ảnh đại diện luật sư tuấn

    HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS
    • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
    • Tổng đài: 1900.8698
    • Email: contact.tgslaw@gmail.com
    • Hotline: 024.6682.8986 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn






    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.