1
Bạn cần hỗ trợ?

Tình huống pháp lý về xâm phạm nhãn hiệu Chupa Chups

Tình huống pháp lý: Công ty A là chủ sở hữu nhãn hiệu “ Chupa Chups và hình bông hoa” đăng ký cho sản phẩm kẹo mút theo GCNĐKNH số 39647 cấp ngày 18/9/2000, GCN đã được gia hạn hiệu lực. Giần đây, Công ty A phát hiện Cơ sở B tại Hoài Đức, Hà Nội sản xuất kẹo mút gắn dấu hiệu “Chopa Chaps và hình bông hoa” có cách trình bày tương tự về kiểu chữ, màu sắc và bố cục với nhãn hiệu của Công ty A và Cơ sở C tại Chương Mỹ, Hà Nội sử dụng dấu hiệu: “Chupa Chups” trên biển hiện và các tờ rơi quảng cáo cho dịch vụ đào tạo ngôn ngữ và kỹ năng sống cho trẻ em. Vậy:

1. Cơ sở B và C có hành vi xâm phạm QSHTT của Công ty A không?

2. Biện pháp và cơ quan có thẩm quyền phù hợp để Công ty A có thể bảo vệ được tốt nhất quyền lợi của mình như nào ?

Tình huống pháp lý về xâm phạm nhãn hiệu Chupa Chups

Luật sư tư vấn:

Câu hỏi 1: Cơ sở B và C có hành vi xâm phạm QSHTT nhãn hiệu Chupa Chups của Công ty A không?

Để xét một hành vi có đang xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu là dấu hiệu phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức khác hay không phải căn cứ vào Điều 129 Luật SHTT năm 2005. Theo đó, ta xét từng hành vi của 2 cơ sở B và C như sau:

1. Hành vi của cơ sở B

– Đối tượng bảo hộ Nhãn Hiệu

– Hàng hóa, dịch vụ: Kẹo mút

– Chủ sở hữu: Công ty A

– Thời hạn bảo hộ: GCNĐKNH số 39647 cấp ngày 18/9/2000 và đã được gia hạn hiệu lực thì theo quy định tại khoản 6 Điều 93, nhãn hiệu “ Chupa Chups và hình bông hoa” còn thời hạn bảo hộ

– Dấu hiệu của cơ sở B đang sử dụng bất hợp pháp vì xâm phạm quyền của công ty A theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 129 Luật SHTT năm 2005, cụ thể như sau:

+ Về dấu hiệu: Dấu hiệu “Chopa Chaps và hình bông hoa” được coi là dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu “ Chupa Chups và hình bông hoa”

+ Cấu trúc:

  • Phần chữ: Đầu mỗi từ đều viết hoa chữ “C”, trùng 9/11 kí tự, đều có ký tự cách ở giữa 2 từ; trật tự sắp xếp các ký tự tương nhau
  • Phần hình: Đều có hình bông hoa

+ Cách phát âm: Đều phát thành 3 âm, có chữ “pa” phát âm giống nhau và cuối mỗi từ đều bật âm “s”

+ Cách trình bày: Tương tự về kiểu chữ, màu sắc và bố cục

– Về hàng hóa, dịch vụ: Công ty A và cơ sở B đều đăng ký và sản xuất sản phẩm kẹo mút. Như vậy, trùng về hàng hóa, dịch vụ

– Căn cứ theo các tiêu chí đánh giá về nhãn hiệu nổi tiếp tại Điều 75 Luật SHTT năm 2005, nhận thấy sản phẩm kẹo mút có nhãn hiệu “Chupa Chups và hình bông hoa” của Công ty A là nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

+ Sản lượng tung ra thị trường là khoảng 30 triệu gói. Mỗi gói 30 cái

+ Được biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam

+ Số lượng người biết và sử dụng sản phẩm rất lớn, ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là các trẻ nhỏ và thanh thiếu niên

+ Qua khảo sát thị trường của Công ty, được biết, sản phẩm mang nhãn hiệu luôn lấy được lòng tin và sự lựa chọn của người tiêu dùng về chất lượng ổn định của sản phẩm (chiếm tới 94% số người được hỏi)

+ Doanh số từ việc bán sản phẩm là lớn, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng GĐP cả nước

+ Hiện nay, sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ tại 5 quốc gia trên thế giới

→ Như vậy, từ các căn cứ nêu trên, việc sử dụng dấu hiệu tương tự lớn, trùng sản phẩm là kẹo mút của cơ sở B với nhãn hiệu của Công ty A là đang có hành vi vi phạm quyền của Công ty A.  Bởi nó không có khả năng phân biệt, người tiêu dùng rất dễ nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hóa của Cơ sở B là của Công ty A hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ của 2 chủ thể kinh doanh này.

2. Hành vi của cơ sở C

Có hành vi vi phạm tương tự như Cơ sở B đối với việc sử dụng dấu hiệu “Chupa Chups” theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 129 Luật SHTT năm 2005

– Về dấu hiệu: “Chupa Chups”

+ Cấu trúc: Chỉ có phần chữ, không có phần hình; Phần chữ trùng 11/11 ký tự

+ Cách phát âm: Đều phát thành 3 âm, âm giống nhau

+ Cách thức trình bày: Trật tự sắp xếp các ký tự trùng nhau

– Về hàng hóa, dịch vụ:

+ Công ty A đăng ký nhãn hiệu “Chupa Chups và hình bông hoa” cho sản phẩm kẹo mút

+ Cơ sở C sử dụng trên biển hiệu và tờ rơi quảng cáo cho dịch vụ đào tạo ngôn ngữ và kỹ năng sống cho trẻ em.

→ Về cơ bản, Công ty A kinh doanh sản phẩm, cơ sở C kinh doanh dịch vụ. Như vậy là không có sự trùng nhau về sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, như đã chứng minh ở phía trên, nhãn hiệu “ Chupa Chups và hình bông hoa” của Công ty A là một nhãn hiệu nổi tiếng. Cùng với đó là, phần lớn khách hàng tiêu dùng sản phẩm này là trẻ em (chiếm tới 75%) nên việc người tiêu dùng nhầm lẫn mà cho rằng Công ty A ngoài bán kẹo mút cho trẻ em còn muốn đào tạo ngôn ngữ và kỹ năng sống cho đối tượng tiềm năng này. Chứng tỏ rằng, việc cơ sở C sử dụng dấu hiệu trên là đang gây nhầm lẫn về mỗi quan hệ giữa công ty A và, hoặc lợi dụng uy tín của Công ty A để hoạt động.

⇒Từ các căn cứ nêu trên, cơ sở C sử dụng dấu hiệu “Chupa Chups” là có hành vi xâm phạm quyền về nhãn hiệu của Công ty A.

Luật sư Nguyễn Đức Hùng - Phó phòng Tranh tụng Hãng Luật TGS
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó phòng Tranh tụng Hãng Luật TGS

Câu hỏi 2: Biện pháp và cơ quan có thẩm quyền phù hợp để Công ty A có thể bảo vệ được tốt nhất quyền lợi của mình?

Với tư cách là Luật sư, sau khi phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu “ Chupa Chups ” cho sản phẩm kẹo mút của Công ty A thì các biện pháp được đưa ra để bảo vệ tốt nhất quyền lợi như sau:

1. Biện pháp tối ưu thứ nhất

Căn cứ theo quy định tại Điều 198 Luật SHTT năm 2005 thì tại điểm b khoản 1:

“ Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại”

⇒ Như vậy, vì có phần bản chất của quan hệ dân sự nên việc thương lượng và nếu không thương lượng được sẽ yêu cầu cơ sở B và C phải chấm dứt hành vi xâm phạm, có những thay đổi đối với dấu hiệu đang sử dụng mà có hành vi xâm phạm quyền của Công ty A và xin lỗi, cải chính công khai rộng rãi nhằm đính chính lại thông tin về sự nhầm lẫn về nguồn gốc và sự lầm tưởng về mỗi quan hệ giữa các chủ thể này với nhau. Quan trọng là chứng minh thiệt hại của Công ty A do hành vi xâm phạm của B và C, sau đó, yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại, tổn thất cho bên mình.

2. Biện pháp tối ưu thứ hai

Nếu không thỏa thuận và yêu cầu được thì Công ty A cần có biện pháp mạnh tay hơn. Đó là: “Khởi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình” – Điểm đ Khoản 1 Điều 198 Luật SHTT năm 2005. Đối với biện pháp này thì việc chứng minh là của bên công ty A, tuy nhiên sẽ bên này sẽ có quyền yêu cầu Tòa án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 207 Luật SHTT năm 2005) và có khả năng sẽ lấy được số tiền bồi thường thiệt hại từ bên vi phạm (Bên B, C)

3. Biện pháp tối ưu thứ ba

Điểm b Khoản 1 Điều 198 Luật SHTT năm 2005: “Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Theo nghị định số 99/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì đối với hành vi vi phạm của cơ sở B và C sẽ bị áp dụng khoản 15 Điều 11: 15. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa do Thanh tra khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử lý.

Nếu có thiệt hại thực tế xảy ra cho công ty A do hành vi xâm phạm của cơ sở B và C thì cũng tại nghị định trên, Khoản 17 Điều 11 áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Đối với biện pháp này, nghĩa vụ chứng minh chứng cứ sẽ đỡ vất vả hơn cho Công ty A nhưng lại không được hưởng khoản vật chất bồi thường thiệt hại.

⇒ Như vậy, căn cứ vào hoàn cảnh và sự thiện chí của cả 2 bên, đặc biệt là bên vi phạm, Công ty A sẽ lựa chọn các biện pháp tốt nhất cho mình theo sự tư vấn của luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài 1900.8698 để được Luật sư Hãng Luật TGS tư vấn chi tiết.

    ảnh đại diện luật sư tuấn

    HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS
    • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
    • Tổng đài: 1900.8698
    • Email: contact.tgslaw@gmail.com
    • Hotline: 024.6682.8986 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn






    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.